Chọn móng nhà như thế nào cho phù hợp?

Không nói thì chắc hẳn ai cũng biết, để có một ngôi nhà hoàn chỉnh thì phần đầu tiên và quan trọng nhất là móng nhà đúng không ạ? Và các loại móng nhà cũng chính là một phần để bạn phải tìm hiểu khi xây dựng. Nếu bạn không có đơn vị tư vấn thiết kế thì bạn sẽ phải là người nắm được các thông tin về các loại móng nhà để lựa chọn một phương án tốt nhất cho căn nhà của mình. Trong thiết kế các loại nhà dân dụng, biệt thự, nhà phố, nhà cấp 4….thì phần móng là một trong các phần quan trọng trong công tác xây dựng nhà ở. Nếu làm móng không tốt sẽ dẫn đến các trường hợp nhà bị lún, nghiêng, nứt gây ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Vì vậy bạn nên tìm hiểu kĩ các loại móng để lựa chọn móng nhà phù hợp nhất
Móng hay móng nền, nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước. Đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất. Bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng lầu khối lượng của công trình. Đảm bảo sự chắc chắn của công trình.
móng nhà
Móng công trình có nhiều loại. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình và tính chất các tầng đất mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp. Ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá “mềm” (nền đất yếu).

Có các loại móng nhà nào?

# Móng tự nhiên

Là các loại móng đã được hình thành sẵn trong tự nhiên mà không cần phải tác động, đào bới, gia cố và bản thân nó đã đủ khả năng chịu lực cho công trình. Thường thì các loại móng này có được do công trình năm trên địa điểm có đất cứng, rắn chắc. Hoặc các loại công trình đơn sơ (nhà tranh, nhà lá, cầu khỉ cầu tre…) không phải chịu nhiều tải trọng.

# Móng đơn

Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.

# Móng băng

Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập) để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất. Vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.
Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

# Móng bè

Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu. Sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

# Móng cọc

Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu. Nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.
móng nhà

Kiến Gia Hưng – Hướng dẫn bạn chọn móng nhà  phù hợp với trọng tải nhà và nền đất xung quanh

Theo vật liệu làm móng có các loại móng sau: móng gạch xây, móng đá xây, móng bê tông đá hộc, móng bê tông, móng bê tông cốt thép, móng thép,…
Theo tính chất làm việc của móng có các loại móng: móng cứng và móng mềm.
  •  Móng cứng làm bằng gạch xây, đá xây, bê tông, bê tông đá hộc, bê tông ít cốt thép,… Móng be tông và bê tông ít cốt thép rất ít được dùng, vì không kinh tế. Móng cứng có thể là móng đơn, móng băng. Móng cứng chịu nén tốt nhưng chịu kéo và chiu uốn kém/
Để tiện thi công, móng cứng thường có mặt cắt hình bậc. Tỷ số giữa chiều cao và chiều rộng bậc không nhỏ hơn cotgα (α là góc cứng, góc truyền lực, góc khếch tán áp lực của vật liệu). Trị số của α phụ thuộc vật liệu làm móng.
  •  Móng mềm làm bằng bê tông cốt thép, thép,… Với nhà, móng thep rất ít được dùng, vì rất đắt và dễ bị ăn mòn. Theo cách thi công, có: móng liền khối (xây hoặc đổ tại chỗ) và móng lắp ghép.
Nhà có bền vững hay không là tuỳ thuộc trước tiên ở móng. Các chuyên gia nghiên cứu về sự cố (hỏng hóc) kết luận rằng, hơn 70% sự cố là do móng gây ra. Hơn nữa móng là bộ phân dưới cùng của nhà, lại nằm dưới đất, dưới nước. Nên khi hỏng thì khắc phục vô cùng phức tạp.

Vậy chọn móng nhà như thế nào cho phù hợp

Việc chọn móng nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điều kiện nền và tải trọng (chủ yếu là chiều cao) là quan trọng nhất.

>> Trường hợp nền tốt: 

Có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.

>> Trường hợp nền có lớp đất yếu dày:

Thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống sâu, có thể dung biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dước sâu (không dùng cách làm chặt đất trên mặt), không dùng đệm cát, đệm đất.

>> Trường hợp nền có lớp đất trên yếu lớp dưới tốt: 

Khi lớp đất yếu mỏng (≤ 1,5m): thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hoặc làm chặt đất trên mặt rồi coi như nền tốt hoặc làm móng cọc tre, cọc tràm.
Khi lớp đất yếu kho dày lắm (1,5 – 3m): Thay một phần (trên) của lớp đất yếu và làm chặt đất trên mặt phần còn lại hoặc làm móng cọc bê tông cốt thép.
Khi lớp đất yếu dày (≥ 3,0m): coi như toàn bộ là đất yếu.
Khi lớp đất yếu có chiều dày thay đổi:
  •  Dùng móng băng có chiều dày thay đổi, tức là phần đất yếu dày hơn thì mặt móng sâu hơn.
  •  Dùng móng băng có chiều dày thay đổi, tức là phần đất yếu dày hơn thì dùng móng rộng hơn.
  •  Dùng móng băng không cùng cao trình, đặt trong vùng đất tốt.
  • Dùng móng băng có cọc ở vùng đất yếu có chiều dày lớn.

>> Trường hợp nền có lớp đất trên tốt lớp dưới yếu: 

  • Khi lớp trên mỏng (≤ 1,5m): coi như toàn bộ là nền yếu.
  • Khi lớp trên không dày lắm (1,5-3m): chỉ nên xây nhà đến 2 tầng (dùng móng bè). Nếu muốn xây nhà > 2 tầng thì xử lý như nền đất yếu rất dày nhưng không dược đặt móng sâu và không nên dùng móng cọc.
  • Khi lớp trên dày (≥ 3,0m): tận dụng lớp nền tốt bên trên, không nên đặt móng sâu, nên dùng móng bè và chỉ nên xây nhà đến 3 tầng, nếu nhà ≥ 4 tầng thì xử lý như “toàn bộ là đất yếu”…
KIẾN GIA HƯNG – THIẾT KẾ NHÀ ĐẸP TẠI HÀ TĨNH – HOTLINE: 0967 906 268.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cửa kính cường lực bị trầy xước phải xử lí như thế nào đây?

Thiết bị chăn nuôi giá rẻ tại Đà Nẵng

Một số thắc mắc thường gặp trước khi tẩy trắng răng